Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Sau tiêm vaccine, phát hiện không có kháng thể thì bạn có được bảo vệ?
Sau khi tiêm vaccine, nhiều người đi xét nghiệm kháng thể nhưng lại phát hiện ra cơ thể không có kháng thể khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết điều đó không đáng lo ngại vì cơ thể vẫn còn có các tế bào nhớ, chúng sẽ tạo ra kháng thể khi cần.

Vaccine là những chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh, thậm chí là một đoạn DNA hay RNA) được dùng đưa vào cơ thể để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể (tức sự đề kháng) tập luyện nhận diện, ghi nhớ hình dáng và tác động của "mầm bệnh".

Việc "tập luyện" là sự chuẩn bị cho tương lai, nếu mầm bệnh thật xâm nhập cơ thể thì hệ thống miễn dịch sẽ mau chóng đưa ra vũ khí là kháng thể chống lại. Ta có thể nói rằng vaccine tạo được miễn dịch bảo vệ.

Các loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau như thế nào?

Cấu trúc hình hài của SARS-CoV-2, virus gây rất đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gen của acid nucleic là RNA, và bao quanh bộ gen là lớp vỏ glycoprotein. Lớp vỏ đặc trưng của SARS-CoV-2 có các gai glycoprotein có hình dạng tua tủa giống chiếc vương miện.

Dựa vào bộ gene của các loại coronavirus người ta thấy rằng phần lớn của các bộ gene này khá giống nhau, chỉ có phần vỏ bọc glycoprotein với các gai (spike) gọi chung là protein S, mà virus dùng để bám và chui vào tế bào phổi của người là khá chuyên biệt cho mỗi loại và gene tạo ra chúng là đặc hiệu. Vì vậy, phần nhiều các nhà khoa học gia dùng các gai của SARS-CoV-2 làm kháng nguyên sản xuất kháng thể tạo vaccine dùng cho người.

Cách tạo các vaccine phòng ngừa bệnh đang dùng hiện nay có 4 loại: Vaccine mRNA, vaccine vector, vaccine tiểu đơn vị tái tổ hợp và vaccine chứa virus bất hoạt.

Cách tạo vaccine phòng chống của Pfizer và Moderna là vaccine mRNA. Vaccine này dùng công nghệ di truyền trích mã di truyền của SARS-CoV-2 là RNA, cụ thể là mRNA (RNA thông tin, có chức năng truyền thông tin di truyền từ DNA đến ribôxôm để tổng hợp protein) của virus, để khi tiếp xúc cơ thể sẽ kích hoạt chức năng sinh kháng thể chống SARS-CoV-2 ở người được tiêm chủng.

Vaccine của AstraZeneca có cơ chế gọi là vaccine vector. Vaccine loại này dùng mẫu protein là các gai của SARS-CoV-2 đưa vào vi sinh vật vô hại là virus adeno gây cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh, virus này gọi là vector mất khả năng sao chép nhưng có chứa vật chất di truyền là DNA có gene tạo protein S gai bề mặt của virus, rồi làm virus sinh sôi nảy nở thật nhiều để tạo vaccine.

Sau khi tiêm vaccine Astrazeneca, vaccine sẽ mang mã di truyền của virus cảm lạnh là DNA (đã được quy định tạo protein S), lúc này cơ thể bạn bắt đầu tự tạo ra protein S. Các tế bào miễn dịch trong máu của bạn nhận diện protein S là "kẻ xâm nhập", sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch tạo kháng thể chống protein S.

Vaccine nano covax do hãng Nanogen nghiên cứu và phát triển được gọi là vaccine tiểu đơn vị tái tổ hợp, Gọi là vaccine tiểu đơn vị tái tổ hợp là do thay vì sử dụng toàn bộ mầm bệnh là con virus, vaccine chỉ sử dụng những mảnh kháng nguyên vô hại (trích từ protein S và được gọi là tiểu đơn vị) của SARS-CoV-2 nhằm kích thích tạo đáp ứng miễn dịch phù hợp. Gọi là tái tổ hợp bởi vì thành phần SARS-CoV-2 được tạo ra trong phòng thí nghiệm chứ không phải được phân lập trực tiếp từ virus.

Vaccine của Sinopharm và Sinovac: Hai vaccine này được gọi là vaccine bất hoạt vì dùng chính virus SARS-CoV-2 còn sống làm cho bất hoạt (inactivated). Họ nuôi cấy virus SARS-CoV-2 với số lượng lớn trên tế bào thận khỉ và bất hoạt chúng bằng beta-propriolactone để tạo vaccine.

Vaccine tạo miễn dịch ra sao?

Miễn dịch bảo vệ do vaccine tạo ra là sự đề kháng của chính cơ thể chống lại sự xâm nhập, sự nhân lên và khả năng sinh bệnh của những vi sinh vật gây bệnh. Cơ chế hoạt động của vaccine ngừa là các protein S có trong vaccine (vaccine tiểu đơn vị tái tổ hợp, vaccine SARS-CoV-2 bất hoạt) hoặc được tế bào cơ thể tạo ra do chích vaccine (vaccine vector DNA hay vaccine mRNA), các protein S trở thành kháng nguyên, để từ đó, cơ thể sinh ra kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên này.

Cụ thể, khi tiêm chủng vaccine, chúng ta được bảo vệ bởi không phải 1 mà 2 hệ thống phòng thủ rất mạnh và liên hệ chặt chẽ: Các kháng thể và các tế bào bạch cầu gọi là tế bào trí nhớ.

Hệ thống phòng thủ thứ nhất là các kháng thể:

Khi virus là SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, các tế bào bạch cầu đặc biệt là các tế bào B (B-cell hay còn gọi là B-lymphocytes) xung trận.

Các tế bào B có khả năng phân biệt các tế bào của ta (trong cơ thể) và tế bào lạ là mầm bệnh xâm nhập. Các tế bào B sẽ bám lấy chất lạ là mầm bệnh, và có phản ứng bằng cách sản xuất thật nhiều chất gọi là kháng thể.

Các loại huyết thanh miễn dịch (Ig), đặc biệt là IgM, là các protein đặc biệt có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng là mầm bệnh. Sau đó, với sự trợ giúp của tế bào T (cũng là một loại tế bào bạch cầu), tế bào B có thể chuyển sang sản xuất kháng thể IgG, IgA hoặc IgE. Và đây cũng là hệ thống phòng thủ thứ nhất.

Hệ thống phòng thủ thứ hai là các tế bào nhớ:

Có một số tế bào B sau khi tiếp xúc với kháng nguyên là mầm bệnh biến dạng để trở thành "tế bào nhớ". Các tế bào này sống rất lâu trong cơ thể và "nhớ" rất lâu những mầm bệnh mà chúng đã có lần tấn công, nên sau này có khả năng sản xuất nhanh chóng kháng thể chuyên biệt để chống lại mầm bệnh mà cơ thể đã bị nhiễm trước đây nay nhiễm lại.

Như vậy, vaccine có tác dụng bảo vệ lâu dài không phải chỉ giúp tạo ra kháng thể, mà là giúp tạo ra các tế bào có trí nhớ. Các tế bào nhớ này tồn tại lâu dài trong hệ tuần hoàn, trong các hạch bạch huyết, và tồn tại lâu hơn nhiều so với kháng thể.

Do có hai hệ thống phòng thủ tạo ra bởi chích vaccine nên chúng ta sẽ không lo lắng nếu sau chích vaccine ngừa mà xét nghiệm lại thấy cơ thể không có kháng thể (kháng thể bằng 0). Vì lý do nào đó, trong thời điểm xét nghiệm kháng thể cơ thể không có kháng thể nhưng đừng lo, chúng ta vẫn còn có các tế bào nhớ, chúng sẽ tạo ra kháng thể khi cần.
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Phát hiện mới về triệu chứng hiếm gặp của Covid-19 (07-10-2021)
    Tiêm vaccine: Cách để cha mẹ không lây nhiễm Covid-19 cho trẻ nhỏ (07-10-2021)
    Công bố mới từ Mỹ về hiệu quả của vaccine Covid-19 (06-10-2021)
    Johnson & Johnson xin cấp phép cho mũi tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên (05-10-2021)
    AstraZeneca đề xuất Mỹ phê duyệt thuốc điều trị Covid-19 (05-10-2021)
    Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (02-10-2021)
    Australia công nhận vaccine Covid-19 Coronavac của Trung Quốc và Covishield của Ấn Độ (01-10-2021)
    Merck sẽ xin phê duyệt thuốc uống đặc trị Covid-19 đầu tiên (01-10-2021)
    Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo các phòng nghiên cứu về mầm bệnh (30-09-2021)
    Giảm gánh nặng do hút thuốc lá: Giải pháp cai thuốc liệu có đủ? (29-09-2021)
    Những quốc gia nào đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em? (29-09-2021)
    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus 'ăn sạch' hai lá phổi (28-09-2021)
    Vaccine COVID-19 dạng xịt mũi của Trung Quốc có hiệu quả ngay sau 24 giờ (27-09-2021)
    Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên (24-09-2021)
    Loài dơi ở Lào mang virus tương tự virus SARS-CoV-2 (22-09-2021)
    Không được chủ quan dù đã tiêm vaccine Covid-19 (21-09-2021)
    Pfizer/BioNTech cho biết vaccine của hãng an toàn và bảo vệ tốt cho trẻ em từ 5-11 tuổi (20-09-2021)
    Cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng (20-09-2021)
    Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? (20-09-2021)
    Bộ Y tế trả lời về khoảng cách tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca (20-09-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152898076.